“Chứng minh tài chính” du học Nhật Bản là một bài toán khó nếu không nắm được cốt lõi. Đây là 1 trong những điều kiện quan trọng nhất đề bạn được xét duyệt du học Nhật Bản. Cũng là yếu tố dễ gây lỗi nghiêm trọng khi bị trượt COE. Nếu không giải trình hợp lý thì có thể sẽ không còn đường đi Nhật nữa. Ở bài viết này DEOW sẽ giải thích cho bạn hiểu cơ chế của chứng minh tài chính du học Nhật Bản. Nắm được các nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ đậu COE – Visa du học Nhật Bản hơn.
Chứng Minh Tài Chính Du Học Nhật Bản – Tại Sao Thường Là 500 Triệu?
Nếu đã từng tìm hiểu qua về du học Nhật Bản thì sẽ biết rằng đi Nhật sẽ cần chứng minh có 500 triệu trong tài khoản. Tuy nhiên vì sao là 500triệu lại không ai giải thích cho bạn. Có thể vì trung tâm đó cũng không biết điều này.
Để xin Visa du học Nhật Bản bạn sẽ cần COE tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản trước. Đây là quá trình xét duyệt tại Nhật. Sau khi đậu phỏng vấn với trường, trường sẽ cấp cho bạn Giấy phép nhập học. Thường được biết đến với tên COA – Certificate of Admission. Đây là 1 loại giấy chứng nhận trường đã nhận bạn vào học. Đứng ra làm cơ quan bảo lãnh, chịu trách nhiệm quản lý.
Về nguyên tắc cơ bản, trong văn bản hướng dẫn thủ tục xin COE mà Cục nhập cảnh gửi cho các trường không có yêu cầu chính xác số tiền cần chứng minh. Người muốn du học Nhật Bản chỉ cần chứng minh mình có đủ khả năng chi trả chi phí du học (học phí và sinh hoạt phí) trong thời gian học tại Nhật. Vì vậy, 500 triệu chỉ là con số tương đối.
Vì Sao Lại Là 500 Triệu?
Để xin được COE theo diện du học Nhật Bản, người chịu trách nhiệm chi trả học phí (người bảo lãnh) cần chứng minh có số tiền để đóng học phí và chi trả phí sinh hoạt cho người muốn du học (du học sinh).
Mức học phí trung bình của các trường tại Nhật dao động từ 700,000-800,000 Yên/năm. Tương đương khoảng 126-144 triệu đồng. Mức phí sinh hoạt tại Nhật dao động từ 60,000-90,000 Yên/tháng tùy vùng.
Các khoản chi phí/năm | Số tiền (Yên) | |
Năm 1 | Học phí | 750,000 |
Sinh hoạt phí | 70,000 x 12 = 840,000 | |
Tổng cộng năm 1 | 1,590,000 | |
Năm 2 | Học phí | 680,000 |
Sinh hoạt phí | 70,000 x 12 = 840,000 | |
Tổng cộng năm 2 | 1,520,000 | |
Tổng chi phí du học Nhật Bản 2 năm | 3,110,000 JPY |
Giả sử bạn muốn học trường ở Osaka có mức học phí 750,000 Yên/năm và phí sinh hoạt mỗi tháng của vùng này là khoảng 70,000 Yên. Tổng chi phí du học Nhật Bản bao gồm học phí và sinh hoạt phí trong 2 năm là 3,200,000 Yên. Tương đương khoảng 559,000,000 đồng với tỷ giá 1 Yên = 180 VND.
Như vậy số tiền bạn cần chứng minh tài chính để du học Nhật Bản thường dao động ở mức 500-600 triệu. Tùy thuộc vào mức học phí của trường và mức phí sinh hoạt của khu vực bạn chọn.
Có Phải Luôn Luôn Bắt Buộc Là 500 Triệu Không
Câu trả lời là không. Việc phải chứng minh có bao nhiêu tiền để đủ chi trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như trình độ tiếng Nhật hay thời gian du học Nhật Bản dự tính của bạn. Ví dụ bạn có N4, dự tính du học kỳ tháng 10/2023 có thời gian học là 1 năm 6 tháng. Vậy thì bạn chỉ cần chứng mình tài chính có khoảng 2,350,000 Yên. Khoảng 423,000,000 VND. Còn nếu đăng ký khóa 1 năm (kỳ tháng 4) hoặc 1 năm 3 tháng (kỳ tháng 1) thì số tiền phải chứng minh sẽ ít hơn nữa. Thực tế, chúng tôi đã từng hỗ trợ cho 1 số trường hợp chứng minh tài chính chỉ khoảng 350 triệu lấy COE du học Nhật Bản thành công.
Chứng Minh Tài Chính Du Học Nhật Bản – Trường Hợp Nào Cần Nhiều Hơn 500 Triệu?
Có đi cùng phải có lại. Trong các trường hợp sau bạn nên chứng minh nhiều hơn số tiền 500 triệu để đảm bảo khả năng được cấp COE du học Nhật Bản
Tự Bảo Lãnh
Trường hợp bạn tự chi trả kinh phí du học thì nên chứng minh số tiền tiết kiệm mình đang có nhiều hơn số tiền cần thiết để du học. Vì sau khi bạn sang Nhật sẽ không có người hỗ trợ tại Việt Nam. Và trong trường hợp này Cục nhập cảnh cần biết chắc rằng số tiền bạn đang có đủ nhiều. Đảm bảo trong mọi trường hợp phát sinh sự cố ngoài ý muốn. Chẳng hạn như thời gian cần học dài hơn dự định, hay xảy ra dịch bệnh không thể đi làm thêm thì vẫn luôn đảm bảo.
Điều này không có nghĩa là nếu bạn chỉ chứng minh 500 triệu thì nguy cơ bị trượt COE cao. Bằng kinh nghiệm xử lý hồ sơ du học Nhật Bản lâu năm của mình, DEOW VIETNAM đưa ra lời khuyên dành cho các trường hợp khác biệt thì nên nộp hồ sơ cao hơn tiêu chuẩn được đề ra. Dễ hiểu thì mỗi kỳ Cục nhập cảnh chỉ cấp phép 1 số lượng COE nhất định. Để vượt khỏi số đông thì hồ sơ nên nổi bật 1 tí.
Đồng Bảo Lãnh
Đây cũng là 1 trường hợp đặc biệt mà mình từng xử lý hồ sơ du học Nhật Bản thành công. Trường hợp 1 người cùng bảo lãnh 2 du học sinh cùng lúc có lẽ ít gặp. Ví dụ như mẹ đang bảo lãnh cho chị gái đang học đại học Nhật Bản và muốn bảo lãnh thêm cho em trai du học trường tiêng Nhật. Trường hợp này số tiền cần chứng minh tài chính là tổng tiền cho số năm học còn lại của chị gái và số năm sắp học của em trai.
Ngoài số tiền thì còn nhiều điểm trong hồ sơ cần phải kiểm tra và khai báo cho hợp lý. Vì vậy hãy thận trọng khi chọn trung tâm du học Nhật Bản bạn nhé.
Điều Kiện Người Bảo Lãnh Và Sổ Tiết Kiệm Ngân Hàng
Người Bảo Lãnh Tài Chính Du Học Nhật Bản Là Gì?
Khi nghe đến cụm từ “người bảo lãnh” mọi người thường lầm tưởng là phải có người bảo lãnh ở Nhật. Tuy nhiên, người bảo lãnh chỉ đơn giản là người đứng ra chi trả học phí cho du học sinh. Người bảo lãnh cần đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Là người có mối quan hệ mật thiết, thông thường là cha mẹ
- Có tiền đủ để chi trả du học cho du học sinh
- Có công việc và thu nhập ổn định để chứng minh quá trình làm ra và tích lũy số tiền đó (chứng minh quá trình hình thành tài sản)
Và tất nhiên là người bảo lãnh phải nắm được thông tin trường mà người thân mình sẽ theo học, cho phép du học và đồng ý chi trả mọi chi phí trong thời gian du học Nhật Bản
Điều Kiện Sổ Tiết Kiệm Ngân Hàng
Khác với một số nước yêu cầu sổ tiết kiệm ngân hàng có lịch sử thời gian gửi. Có nghĩa là sổ tiết kiệm cần được gửi trước tối thiểu 3-6 tháng trước thời điểm nộp ra Lãnh sự quán xin Visa. Ví dụ tháng 4/2023 bạn xin Visa du học tại đại sứ quán thì sổ tiết kiệm cần được gửi từ tháng 10/2022 (cách thời điểm đi xin 6 tháng chứ không phải đợi đến lúc xin mới gửi.
Tuy nhiên, đối với Nhật Bản chính phủ không yêu cầu bạn cần phải gửi tiền tiết kiệm từ lúc nào. Thông thường các điều kiện về kỳ hạn sổ tiết kiệm là do trường quy định. Kỳ hạn gửi phổ biến thường thấy là 6 tháng. Một số trường yêu cầu sổ tiết kiệm cần có kỳ hạn 12 tháng. Tương tự như số tiền 500 triệu, không có quy định kỳ hạn sổ tiết kiệm trong văn bản công bố của Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản.
Điều Cục nhập cảnh quan tâm nhất không phải là kỳ hạn sổ tiết kiệm hay số tiền. Tất cả chỉ là quy định riêng của từng trường dự trên đặc điểm chung của các trường hợp được cấp tư cách lưu trú COE. Đây là thói quen thường gặp của 1 số trường có nhân viên Việt Nam.
Câu Chuyện Thực Tế Của Bạn Thùy Linh Du Học Kỳ Tháng 1/2023 Tại Trường Nhật Ngữ Unitas
Ba mẹ bạn có thói quen gửi tiết kiệm từng chút một, thông thường để được khoảng 50-100 triệu sẽ đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhà bạn có khoảng 5 sổ tiết kiệm với tổng số tiền khoảng 600 triệu.
Tuy nhiên sau khi xem xét hồ sơ, đại diện nhà trường đã ngỏ ý đề nghi nhà bạn rút hết tiền ra để gộp lại vào 1 sổ như thông thường. Với kinh nghiệm 7 năm chuyên xử lý hồ sơ du học Nhật Bản, hiểu rõ quy tắc cốt lõi để giúp nhiều trường hợp khác nhau đậu COE. Tất nhiên Admin đã phản đối việc này.
Ngoài việc gây ra tổn thất về lãi suất khi đáo hạn sổ tiết kiệm trước kỳ hạn, việc làm như vậy sẽ làm mất lịch sử gửi tiền của gia đình từ 2019-2020. Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản đặc biệt tin vào những số tiền được tích góp từ những khoản nhỏ, có lịch sử lâu năm. Cuối cùng DEOW đã đúng, hồ sơ bạn được cấp COE mà không gặp bất kỳ trở ngại gì.
Hồ sơ du học Nhật Bản của mỗi học viên khi xử lý tại DEOW sẽ được kiểm tra cẩn thận, đưa ra hướng hợp lý đảm bảo quyền lợi tối đa của mỗi học viên.
Vậy cần quan tâm gì nhất khi chứng minh tài chính du học Nhật Bản? Hãy cùng DEOW VIETNAM tiếp tục tìm hiểu tại phần tiếp theo của bài viết.
Các Tiêu Chí Khác Mà Cục Nhập Cảnh Kiểm Tra
Khi xét duyệt hồ sơ du học, ngoài chứng minh có tiền đi du học (tiền gửi tiết kiệm ngân hàng), người bảo lãnh còn phải chứng minh tính hợp pháp của số tiền trên thông qua các tiêu chí sau:
Chứng Minh Nguồn Gốc Số Tiền
Ngoài việc chứng minh có tiền du học Nhật Bản, người bảo lãnh cần phải chứng minh số tiền trên là có thật, hợp pháp thông qua:
- Nghề nghiệp, công việc ổn định
- Hoàn thành nghĩa vụ thuế
Tất nhiên là phải có công việc ổn định (nhân viên văn phòng, kinh doanh hoặc nông nghiệp chẳng hạn) thì mới có thể kiếm được tiền du học cho con em mình đúng không ạ. Vì vậy nếu làm công ăn lương thì sẽ cần giấy xác nhận của công ty. Trường hợp kinh doanh thì sẽ cần được nhà nước cấp phép (có đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh). Còn làm nông thì sẽ cần có giấy tờ đất nông nghiệp để canh tác, chăn nuôi và xác nhận của chính quyền địa phương.
Quan trọng hơn hết là nghĩa vụ thuế. Người bảo lãnh cần xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình. Chính phủ Nhật Bản sẽ rất e ngại khi cấp phép cho gia đình của người trốn thuế vào nước họ. Nếu như hiện tại bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì có thể đóng bù năm gần nhất. Hiện tại hồ sơ du Nhật Bản được giản lược đối với công ty du học uy tín và trường có lịch sử thành lập lâu đời, chỉ phải chứng minh tài chính 1 năm gần nhất. Hãy liên hệ DEOW nếu như bạn vẫn còn trăn trở về điều này.
Trường hợp được miễn thuế thì cần giải trình hợp lý và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Chứng Minh Khả Năng Chi Trả
Như đã đề cập ở trên, không quan trọng số tiền bạn có là 400 triệu hay 800 triệu. Quan trọng là số tiền nộp ra trong hồ sơ du học phải đủ để Cục quản lý nhập cảnh nhận thấy bạn có khả năng du học Nhật Bản mà không phải phụ thuộc vào việc phải đi làm thêm kiếm tiền tại Nhật. Tức dù có làm thêm hay không thì con bạn vẫn có thể tập trung học tập.
Vì sao chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh được làm thêm 28 tiếng mỗi tuần nhưng lại yêu cầu chứng minh tài chính phải có cả khả năng chi trả phí sinh hoạt? Đây là 1 vấn đề riêng và cũng tương đối dài nên DEOW VIETNAM xin phép được đề cập ở bài viết khác. Bạn hãy theo dõi website DEOW để cập nhật nhé.
Tính Hợp Lý Của Số Tiền
Các yêu cầu khác của về chứng minh tài chính du học Nhật Bản còn liên quan đến yếu tố hợp lý. Cần thỏa mãn cả 2 yếu tố sau:
- Số tiền tiết kiệm cân đối với thu nhập, chi tiêu
- Số tiền tiết kiệm và thu nhập hợp lý với khả năng chi trả
1/ Ví dụ bạn có sổ tiết kiệm 1 tỷ. Nhưng mức lương của bạn không quá cao lại chưa đi làm được lâu năm. Như vậy Cục nhập cảnh sẽ hoài nghi số tiền 1 tỷ bạn đang gửi có thật không. Trường hợp này sẽ cần phải giải trình được nguồn tiền hợp lý. Nếu như hồ sơ mà do công ty tư vấn du học không có kinh nghiệm xử lý sẽ rất dễ dẫn đến trượt COE du học Nhật Bản lỗi tài chính 4E 4F.
2/ Ví dụ mức lương của bạn là 30triệu/tháng. Bình quân 360triệu/năm. Mức phí sinh hoạt của bạn là 10triệu/tháng tức 120triệu/năm. Thì số tiền tiết kiệm được mỗi năm của bạn là khoảng 240triệu. Trong 3 năm bạn tiết kiệm được khoảng 720triệu và trích 600triệu từ số tiền này ra cho con đi du học. Trong tương lai mỗi năm sau bạn cũng dự tính tiết kiệm được trên 200triệu để lo cho con trong trường hợp con học lên đại học chẳng hạn.
Lời Kết
Du học Nhật Bản không đơn giản chỉ là tập hợp hồ sơ rồi nộp ra Cục nhập cảnh là đậu. Hồ sơ ở Việt Nam có rất nhiều lỗi cần được sửa chữa và hoàn thiện trước khi nộp xin COE. Tài chính là một lỗi rất nặng. Nếu như hồ sơ du học Nhật Bản bị đánh trượt liên quan lỗi tài chính 4E 4F mà không giải trình được hợp lý thì rất có thể bạn sẽ không thể đi Nhật nữa.
Tất cả hồ sơ một khi đã nộp ra Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ được lưu trữ trên hệ thống toàn nước Nhật. Nếu như bạn nộp hồ sơ xin COE cục Tokyo mà trượt, lần sau xin ở Cục Nagoya thì vẫn phải giải trình lý do bị Cục Tokyo đánh trượt. Vì vậy hãy tìm một trung tâm có đủ kinh nghiệm, nguồn lực và cái tâm để có thể xử lý hồ sơ đăng ký du học Nhật Bản của bạn một cách chính xác nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân trượt tư cách lưu trú COE thường gặp